Các công nghệ in 3D phổ biến hiện nay ? Và ưu điểm và nhược điểm của từng công nghệ in 3D

Công nghệ in 3D ngày nay ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như: y tế, kiến trúc, xây dựng và hơn hết là ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo,… Trong đó, tùy vào từng đặc điểm nhu cầu sử dụng khác nhau mà nhà sản xuất sẽ cần đến những loại công nghệ in khác nhau.Hiện nay có 3 công nghệ in 3D được sử dụng rộng rãi vậy đó là những công nghệ in 3D nào. Hãy cùng Cati3D tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 

Công nghệ FDM (Fused Deposition Modeling)

Hay còn được gọi là Fused Filament Fabrication (FFF), là một phương pháp trong công nghệ in 3D sử dụng vật liệu là polymer nhựa nhiệt dẻo dạng sợi để tạo ra các vật thể 3D. Quá trình này xây dựng mẫu bằng cách đùn nhựa nóng chảy rồi hoá rắn từng lớp, tạo nên cấu trúc chi tiết dạng khối.

Ưu điểm của công nghệ FDM:

Giá rẻ và dễ sửa chữa: Có thể sử dụng trong sản phẩm cần chịu lực, tốc độ tạo hình 3D nhanh.

Khả năng in sản phẩm hoàn thiện: Không chỉ in nguyên mẫu, mà còn in được các sản phẩm cuối cùng đến tay người dùng.

Hiệu suất cao và sử dụng kỹ thuật in nhiệt dẻo: Thành phẩm có phẩm chất tốt về mặt cơ học, nhiệt và hóa học.

Nhược điểm:

Độ chính xác không cao: Ít khi dùng trong lắp ghép.

Tốc độ in chậm hơn so với kỹ thuật SLA.

Công nghệ in 3D FDM

Công nghệ in 3D SLA (Stereolithography)

Là một trong những kỹ thuật in 3D của công nghệ polymer hóa dạng bồn chứa (VAT polymerization). Thường được biết đến là công nghệ in 3D resin. Các máy in 3D resin sử dụng nguyên lý đóng rắn resin bằng ánh sáng UV, nguồn sáng có thể là tia laser (SLA) hoặc là máy chiếu (DLP).

Ưu điểm của công nghệ in 3D SLA:

Độ phân giải và chính xác cao: Máy in 3D SLA tạo ra các chi tiết sắc nét và bề mặt hoàn thiện, mịn màng nhất trong tất cả các công nghệ in 3D hiện nay.

Tính linh hoạt: Các nhà sản xuất vật liệu có thể sản xuất các loại resin với tính chất quang học, cơ tính và tính chất nhiệt tương đương với nhựa phổ thông, kỹ thuật hay nhựa trong sản xuất công nghiệp.

Cải tiến và giá cả hợp lý: Công nghệ in 3D SLA đã được cải tiến đáng kể để theo kịp xu hướng của thị trường. Ngày nay, máy in 3D SLA có thể tạo ra sản phẩm chất lượng với mức giá hợp lý và tính linh hoạt chưa từng có .

Nhược điểm của công nghệ in 3D SLA:

Độ bền cơ học không cao: Với các vật liệu tiêu chuẩn, sản phẩm được tạo ra có độ bền cơ học không cao.

Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời: Nếu tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với ánh sáng mặt trời, sản phẩm có thể bị ảnh hưởng.

 

Công nghệ in 3D SLA

Công nghệ DLP (Digital Light Processing):

Công nghệ DLP gần giống với SLA, cùng sử dụng chất liệu nhựa lỏng. Điểm khác biệt duy nhất của công nghệ này nằm ở nguồn sáng.

DLP sử dụng đèn hồ quang với khả năng quét toàn bộ khay vật liệu chỉ trong một lần quét. Quá trình lặp lại cho đến khi đối tượng in 3D được hoàn thành và bồn in hết nguyên liệu.

Công nghệ SLS (Selective Laser Sintering) là một kỹ thuật của công nghệ in 3D sử dụng tia laser năng lượng cao để thiêu kết vật liệu polymer dạng bột. Vật liệu này liên kết với nhau theo nguyên lý đắp lớp, tạo nên một kết cấu 3D vững chắc.

Ưu điểm của công nghệ in 3D DLP: Dễ dàng chế tạo sản phẩm có hình dạng phức tạp mà không tốn nhiều công.

Nhược điểm của công nghệ in 3D DLP:: Độ nhám và độ xốp của hạt bột, tính chất nhiệt của hạt.

 

Công nghệ in 3D DLP

Thông tin liên hệ:

Hotline: +84- 24-6253 8584
Website: www.cati3d.vn
Tel: +84- 24-3632 0049
Email: info@cati3d.vn

Đại chỉ: Công ty TNHH Cati3D, Toà Northern Diamond, Số 99 Đàm Quang Trung, Quận Long Biên, Hà nội./ Address: Cati3D Company, Northern Diamond TOWER, No.99, Dam Quang Trung Street, Long Bien District, Hanoi, Vietnam

0914256665